Các giai đoạn niềng răng diễn ra thế nào theo tiêu chuẩn nha khoa? | Zenyum VN

8 Tháng Mười 2021

các giai đoạn niềng răng

Tìm hiểu về kỹ thuật niềng răng

Niềng răng là gì?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng dụng cụ nha khoa để tạo ra lực kéo, giúp điều chỉnh các tình trạng răng hô, răng móm, răng thưa, răng khấp khểnh, lệch lạc,… về đúng vị trí chuẩn trên khung hàm.

Niềng răng là gì?

Niềng răng không mắc cài với khay niềng trong suốt là kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay.

Có bao nhiêu phương pháp niềng răng?

Về cơ bản, kỹ thuật niềng răng có thể phân làm 2 loại gồm:

  • Niềng răng mắc cài cố định: Đây là phương pháp niềng răng phổ biến nhất, sử dụng các dụng cụ nắn chỉnh như mắc cài, dây cung, dây thun… để tạo lực siết giúp điều chỉnh vị trí răng theo ý muốn. Với hình thức này, người niềng răng sẽ phải đeo mắc cài toàn thời gian, mọi thay đổi, điều chỉnh đều phải do nha sĩ thực hiện trong quy trình niềng răng.
chinh-nha-bang-nieng-rang-mac-cai

Các giai đoạn niềng răng mắc cài thường sẽ cần nhiều thời gian thăm khám hơn.

  • Niềng răng không mắc cài: Đây là phương pháp được đánh giá tiên tiến nhất hiện nay, còn được gọi là niềng răng trong suôt, có khả năng khắc phục hầu hết mọi nhược điểm của việc niềng răng bằng mắc cài cố định. Khi niềng trong suốt, bạn sẽ được cung cấp một bộ khay niềng trong suốt được thiết kế riêng theo các giai đoạn niềng răng. Với phương pháp này, bạn có thể dễ dàng tháo lắp khay niềng để ăn uống và vệ sinh răng miệng, giảm thời gian thăm khám đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ vượt trội.

Các giai đoạn niềng răng không mắc cài với niềng răng trong suốt giúp tiết kiệm nhiều thời gian.

Các giai đoạn niềng răng được diễn ra như thế nào?

Dù bạn chọn phương pháp niềng răng mắc cài hay niềng răng không mắc cài thì về cơ bản, các giai đoạn niềng răng vẫn diễn ra như sau:

1. Giai đoạn tiền chỉnh nha: thăm khám trước khi niềng răng

Đây là giai đoạn thăm khám trước khi tiến hành niềng răng. Các nha sĩ sẽ thực hiện khám tổng quát, chụp X-quang… để đánh giá chính xác tình trạng răng của mỗi người. Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng phác đồ điều trị tối ưu, tư vấn chi tiết về quá trình điều trị và đề xuất phương pháp niềng răng phù hợp.

quy trình niềng răng

Ở giai đoạn tiền chỉnh nha, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đưa ra phác đồ phù hợp.

2. Giai đoạn tiến hành niềng răng

Sau khi thống nhất phương pháp điều trị, phần tiếp theo trong các giai đoạn niềng răng là tiến hành đeo mắc cài/khay niềng. Các nha sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật cần thiết để đeo mắc cài hoặc mang thử khay niềng. Đồng thời đưa ra các lưu ý quan trọng bạn cần phải thực hiện để quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả nhất.

Tiến hành đeo mắc cài là phần tiếp theo trong các giai đoạn niềng răng.

Tiến hành đeo mắc cài/khay niềng là phần tiếp theo trong các giai đoạn niềng răng.

3. Giai đoạn niềng răng sau 3 tháng

Thời gian này, tuỳ vào phương pháp niềng các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của răng để chỉ định nhổ răng, mài kẽ hoặc nong hàm… để tạo tiền đề cho các giai đoạn niềng răng sau đó. Tuỳ theo phương pháp điều trị, giai đoạn tháng thứ 3 bắt đầu có những sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt những trường hợp đáp ứng phác đồ điều trị rất tốt.

4. Giai đoạn niềng răng sau 6 tháng

Ở giai đoạn này, răng vẫn tiếp tục dịch chuyển. Đặc biệt trong thời gian này, bạn có thể gặp một số tình trạng như răng thưa, chìa ra ngoài… Tuy nhiên, đây đều là vấn đề nằm trong tầm kiểm soát của các bác sĩ. Trong các giai đoạn niềng răng, đây là thời điểm bạn cần chú ý những thay đổi của răng để kịp thời báo cho bác sĩ điều trị và hiệu chỉnh kịp thời.

5. Giai đoạn niềng răng sau 9 tháng

Thông thường, thời điểm này răng của bạn đã có những chuyển biến rõ rệt, quá trình niềng răng về cơ bản đã hoàn thành khoảng một nửa. Điều này thể hiện ở việc cung xương hàm và khớp cắn đã có sự cân đối, hài hòa.

Riêng đối với các giai đoạn niềng răng móm, thời gian này sẽ có thêm bước lắp dụng cụ kéo hàm sau khi vị trí răng đã được sắp xếp ổn định.

Sau thời gian niềng từ 9 tháng, răng đã có những chuyển biến rõ rệt

6. Giai đoạn niềng răng sau 15 tháng

Sau 15 tháng, bạn đã tiến đến bước gần cuối của các giai đoạn niềng răng. Lúc này, hàm răng đã được định hình rõ, bác sĩ sẽ tiếp tục điều chỉnh những sai lệch nhỏ còn lại để đạt hiệu quả niềng răng thẩm mỹ cao nhất.

7. Giai đoạn kết thúc niềng răng

Thời điểm kết thúc niềng răng chính xác sẽ phụ thuộc vào mức độ và đặc điểm răng của mỗi người. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ sẽ quyết định tháo mắc cài hoặc cho ngưng đeo khay niềng nếu răng đã hoàn toàn ổn định. Ngoài ra, ở giai đoạn cuối niềng răng, bạn cũng sẽ được hướng dẫn đeo hàm duy trì trong khoảng thời gian nhất định để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha một cách tối ưu.

niềng răng trong suốt zenyum

Giai đoạn kết thúc niềng răng bạn có thể đeo thêm hàm duy trì để giữ răng không dịch chuyển.

Niềng răng giai đoạn nào là xấu nhất?

Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng có lẽ là 3 tháng đầu tiên. Khi này bạn sẽ khá khó chịu khi bị mắc cài vướng cộm, nói chuyện không thoải mái và ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. Một số người có thể bị đau, thậm chí là hóp má, hóp thái dương trong thời kỳ này.

Thời gian đầu khi đeo niềng bạn sẽ khá khó chịu bởi vì chưa quen với mắc cài. Tâm trạng không ổn định và khuôn mặt thiếu sức sống hơn so với bình thường. Với trường hợp niềng răng hô, móm thì giai đoạn này bạn có thể phải nhổ răng nên sẽ xuất hiện khe thưa trên răng khá mất thẩm mỹ.

Để giai đoạn xấu nhất khi niềng răng vượt qua dễ dàng, bạn nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng và có cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng đúng cách. Ngoài ra, cần phải giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để các giai đoạn niềng răng diễn ra tốt đẹp.

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách sau các giai đoạn niềng răng

kinh nghiệm niềng răng

Chăm sóc răng đúng cách sau khi niềng là bước quan trọng để duy trì hiệu quả điều trị.

Thực tế, hàm răng sau khi tháo niềng vẫn chưa có sự ổn định cần thiết, hoàn toàn có thể bị xô lệch hoặc thậm chí trở lại vị trí ban đầu nếu không có cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng. Chính vì vậy, để tránh xảy ra tình trạng này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của nha sĩ:

Việc này sẽ giúp giữ răng bạn ở vị trí mới ổn định hơn, hạn chế tình trạng xô lệch hoặc chạy về vị trí cũ. Thông thường, thời gian đeo hàm duy trì sẽ dao động từ 6-12 tháng, tùy vào tình trạng răng, độ tuổi niềng răng,…

Từ bỏ các thói quen gây hại cho răng:

Những thói quen như cắn bút, dùng răng để cắn đồ vật cứng, nhai đá lạnh, nghiến răng khi ngủ có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàm răng mới tháo niềng. Do đó, bạn cần loại bỏ hoàn toàn những thói quen này nếu muốn đảm bảo kết quả sau khi niềng răng.

Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp:

Cũng như thời gian đầu trong các giai đoạn niềng răng, hàm răng của bạn vẫn còn yếu, rất dễ bị tổn thương. Do đó, cần tập thói quen ăn các loại thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng và hạn chế tuyệt đối các thực phẩm có hại như đồ cứng, dai, thức uống có cồn…

Tái khám định kỳ:

Sau khi tháo niềng, nếu gặp những vấn đề bất thường như răng bị dịch chuyển, tổn thương,… cần gặp nha sĩ ngay để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Tuyệt đối không để vấn đề trở nên nghiêm trọng mới tiến hành thăm khám.

Đặc biệt, với những bạn đang có ý định niềng răng nhưng vẫn còn e ngại về chi phí, niềng răng trong suốt Zenyum sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu nụ cười mơ ước với mức chi phí vô cùng tiết kiệm. 

Với tiến trình và dịch vụ hiện đại được xây dựng bởi đội ngũ từ Singapore, Zenyum mang đến giải pháp niềng răng siêu chuẩn với mức giá chỉ từ 45.000.000 VNĐ. Với hàng nghìn ca niềng răng trong suốt thành công khắp, Zenyum đang trở thành thương hiệu niềng răng thẩm mỹ được yêu thích tại Châu Á. 

Kết quả niềng răng đẹp

Nhiều khách hàng đã cải thiện nụ cười nhanh chóng với liệu trình niềng trong suốt Zenyum.

Tìm hiểu thêm về Zenyum?

Chỉ mất 5 phút để gửi ảnh nhận ĐÁNH GIÁ RĂNG ONLINE, bạn sẽ biết mức độ phù hợp của mình với niềng răng trong suốt Zenyum. 

Trọn liệu trình chỉ từ 45.000.000đ!

* Bài viết này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại bài viết này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

Table of Contents

Bài đăng liên quan...

Niềng răng (nẹp răng) là giải pháp khắc phục các khuyết điểm về răng như hô, thưa, móm, răng mọc không đều, sai lệch khớp cắn,… hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các thắc mắc về thời gian niềng răng mất bao lâu, giá bao nhiêu, các phương pháp niềng răng nào đang được lựa chọn phổ biến,… Cùng tìm câu trả lời cho các vấn đề trên qua bài viết sau nhé!
Bạn đã biết quá trình niềng răng có mấy giai đoạn chưa? Quy trình niềng răng trong suốt diễn ra thế nào? Hãy cùng Zenyum tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Lấy dấu răng là giai đoạn không thể thiếu trong khi thực hiện các phương pháp chỉnh nha như niềng răng, cấy ghép implant, bọc răng sứ,… Vậy lấy dấu răng để làm gì? Tại sao phải lấy dấu răng? Cùng Zenyum tìm hiểu trong bài viết dưới đây
Biết về số lượng và cấu tạo răng là nền tảng cho việc chăm sóc răng miệng hiệu quả. Đồng thời giúp nha sĩ đưa ra phương pháp chỉnh nha phù hợp khi niềng răng cho bệnh nhân. Vậy người trưởng thành có bao nhiêu cái răng và sơ đồ răng như thế nào?
Sự cân đối, hài hòa trên khuôn mặt rất quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp ngoại hình, ảnh hưởng đến sự tự tin và chất lượng cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng mặt lệch, khiến khuôn mặt không cân đối, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý. Vậy mặt bị lệch hàm phải làm sao, cách khắc phục mặt lệch sao cho hiệu quả. Cùng Zenyum tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu theo sản phẩm

Đăng

ký theo dõi

Nhận các cập nhật hàng tuân về ưu đãi và chia sẻ về chăm sóc răng miệng!

Search

Lưu ý

Thiết bị và phần mềm này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại thiết bị và phần mềm này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

Tìm kiếm

Subscribe

to our newsletter

Receive weekly product promos, information and oral care tips!