Niềng răng 1 hàm được không? Áp dụng cho trường hợp nào? Giá bao nhiêu?

15 Tháng Mười 2021

Niềng răng 1 hàm có được không

Thường thì nhiều người muốn niềng răng 1 hàm để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như hạn chế cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, theo các nha sĩ, phương pháp niềng răng này chỉ áp dụng cho một số trường hợp nhất định. Cùng Zenyum tìm hiểu chi tiết hơn.

Niềng răng 1 hàm là như thế nào?

“Niềng răng 1 hàm” là phương pháp chỉnh nha giúp khắc phục các khuyết điểm trên răng như răng hô móm, răng thưa, răng lệch lạc. Phương pháp này sử dụng dây cung, mắc cài hoặc khay niềng gắn lên 1 hàm răng (có thể là niềng răng hàm trên hoặc niềng răng hàm dưới) thay vì niềng răng 2 hàm như bình thường, để điều chỉnh răng về đúng với vị trí trên khung hàm. 

Niềng răng 1 hàm có được không?

“Niềng răng một hàm có được không?” Câu trả lời là “có”, niềng răng 1 hàm vẫn có thể thực hiện được đối với một số trường hợp răng sai lệch nhẹ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với tình trạng khớp cắn tương đối chuẩn, chỉ có một vài cái răng ở hàm trên hoặc hàm dưới mọc nghiêng hoặc mọc lệch. Còn những trường hợp sai khớp cắn, lệch khớp cắn, khớp cắn sâu,… thì buộc phải niềng răng hai hàm.

Phần lớn, khi lựa chọn phương pháp niềng răng, các nha sĩ sẽ khuyến khích bạn niềng cả 2 hàm. Chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt, người niềng răng yêu cầu để tiết kiệm thời gian, chi phí hoặc một vài lý do cá nhân nào đó.

 

niềng răng 1 hàm

Hình thức niềng răng 1 hàm chỉ phù hợp với tình trạng khớp cắn tương đối chuẩn

Các trường hợp được chỉ định niềng răng 1 hàm

Để đảm bảo hiệu quả của quá trình niềng răng, các bác sĩ sẽ hướng bạn đến phương pháp niềng răng cho cả 2 hàm. Tuy vậy, nếu tình trạng răng miệng tương tự như các trường hợp sau đây thì bạn vẫn có thể yêu cầu niềng răng 1 hàm.

Niềng răng 1 hàm cho răng hô

Tình trạng răng hô có thể do nhiều nguyên nhân như răng hô do răng, răng hô do xương hàm hoặc do cả xương hàm và răng tác động. Răng hô khiến cho bạn cảm thấy tự ti khi giao tiếp, cản trở quá trình ăn uống của bạn. Đồng thời, khi bị hô, việc vệ sinh răng miệng cũng gặp khó khăn, từ đó, bạn dễ gặp phải các vấn đề như viêm nha chu, hôi miệng,…

niềng răng 1 hàm cho răng hô

Nếu hàm trên bị chệch ra phía ngoài, hàm còn lại không bị sai lệch, bạn có thể niềng răng 1 hàm cho răng hô.

Để cải thiện tình trạng răng hô, các phương pháp niềng răng hô được khuyến khích. Nếu bạn hô răng hàm trên (hướng mọc của răng hàm trên bị chệch ra phía ngoài, hàm còn lại không bị sai lệch, cung hàm đẹp, răng mọc đều). Thì có thể lựa chọn liệu trình niềng răng 1 hàm để tiết kiệm thời gian và chi phí niềng. Các trường hợp còn lại, bạn nên niềng cả 2 hàm để hiệu quả điều trị đạt tối đa. 

Niềng răng 1 hàm cho răng thưa

Răng thưa là tình trạng mà khoảng cách giữa các răng khá lớn, có thể nhận thấy dễ dàng bằng mắt thường, gây mất thẩm mỹ và tự ti khi giao tiếp. Do đó, có thể tiến hành niềng răng thưa để cải thiện tình trạng trên.

Dựa trên phim X-quang, nếu răng của bạn có kẽ răng thưa không quá 3mm ở một hàm (hàm trên hoặc hàm dưới) thì phương pháp chỉnh nha phù hợp được đề xuất là niềng răng 1 hàm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho các trường hợp kẽ thưa ít và phải thực hiện mài chỉnh khớp cắn khá nhiều sau khi điều trị. Còn đối với thưa răng nhiều, ở nhiều điểm thì phương pháp này sẽ không đem lại hiệu quả cao do không tạo được khớp răng hàm tốt. 

Nếu răng hàm trên hoặc dưới có kẽ răng thưa không quá 3mm, bạn có thể áp dụng niềng răng 1 hàm cho răng thưa.

Nếu răng hàm trên hoặc dưới có kẽ răng thưa không quá 3mm, bạn có thể áp dụng niềng răng 1 hàm cho răng thưa

Niềng răng 1 hàm cho răng móm

Răng móm không những gây bất tiện cho việc ăn uống mà còn ảnh hưởng lớn đến khuôn mặt của bạn, có thể là trở ngại đối với một số công việc yêu cầu về ngoại hình. Niềng răng móm cũng là giải pháp hiệu quả cho tình trạng răng này. Trong trường hợp chỉ móm ở vài răng trên một hàm, bạn có thể thực hiện phương pháp niềng răng 1 hàm.

Niềng răng 1 hàm cho răng móm sẽ đem lại hiệu quả cao mà chi phí niềng cũng khá tiết kiệm. Lưu ý, các trường hợp móm do xương thì cần quá trình can thiệp rộng ở 2 hàm nên phương pháp niềng 1 hàm sẽ không mang đến hiệu quả. Vì thế, hãy lựa chọn một phương pháp niềng răng phù hợp với tình trạng răng của mình để ngày càng hoàn thiện bản thân, thỏa sức trải nghiệm ở các lĩnh vực yêu thích. 

răng móm

Niềng răng 1 hàm áp dụng cho các trường hợp chỉ móm ở vài răng trên một hàm

Niềng răng 1 hàm cho răng khểnh

Nếu gặp phải tình trạng răng khấp khểnh một vài chiếc ở hàm trên hoặc hàm dưới thì bạn có thể tham khảo phương pháp chỉnh nha niềng răng 1 hàm.

Niềng răng khấp khểnh cùng với các động tác cắt kẽ sẽ nhanh chóng đem lại một hàm răng đều, đẹp mà bạn ước muốn. Nhưng nếu răng khấp khểnh đi cùng với tình trạng hô, móm thì bạn nên thực hiện phương pháp chỉnh nha can thiệp ở cả 2 hàm thì đạt được hiệu quả.

ca niềng răng khấp khểnh

Nếu răng khấp khểnh một vài chiếc ở hàm trên hoặc hàm dưới thì bạn có thể tham khảo niềng răng 1 hàm

Niềng răng 1 hàm bao nhiêu tiền? Có đắt không?

Chi phí niềng răng 1 hàm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi niềng răng, tình trạng răng miệng, niềng răng trong bao lâu, phương pháp niềng răng cũng như cơ sở nha khoa thực hiện. Chi phí phổ biến như sau: mắc cài kim loại từ 15 – 25 triệu/hàm, mắc cài sứ từ 20 – 30 triệu/hàm, mắc cài mặt trong từ 40 – 75 triệu/ hàm.

Tuy nhiên, trên thực tế, niềng răng cả 2 hàm đều được các bác sĩ khuyến khích hơn cả. Dưới đây là bảng giá niềng răng 2 hàm mới nhất 2024 của các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay:

Phương pháp niềng răng

Chi phí (VNĐ)

Niềng răng trong suốt ZenyumClear™

45.000.000

Niềng răng trong suốt ZenyumClear™ Plus

66.000.000

Niềng răng trong suốt ZenyumClear™ Extra

80.000.000

Niềng răng mắc cài kim loại

31.000.000 – 43 000.000

Niềng răng mắc cài sứ

38.000.000 – 50.000.000

Niềng răng mắc cài mặt trong

80.000.000 – 120.000.000

Niềng răng mắc cài tự buộc

40.000.000 – 50.000.000

*Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác chi phí niềng răng 1 hàm, bạn nên trực tiếp đến các nha khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Bắt đầu hành trình sở hữu nụ với mơ ước với niềng răng trong suốt Zenyum ngay hôm nay!

khách hàng và niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt Zenyum được yêu thích nhờ chất liệu khay niềng trong suốt thẩm mỹ và tiện lợi.

Niềng răng 1 hàm có hiệu quả không?

Các trường hợp khi muốn bác sĩ tư vấn “Có nên niềng răng 1 hàm không?” thì hầu như đều được khuyên nên niềng răng cả 2 hàm để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bởi niềng răng hô, niềng răng khểnh 1 hàm chỉ tác động lực lên 1 cùng hàm, đối với các trường hợp sai lệch khớp cắn nhiều mà chỉ điều trị 1 hàm sẽ khiến khớp cắn giữa 2 hàm không đồng nhất, gây khó khăn trong việc ăn nhai hoặc thậm chí là dẫn đến sai lệch khuôn mặt. 

Vì vậy, niềng răng 1 hàm trên thường không được khuyến khích do không mang lại hiệu quả như mong muốn, bạn nên niềng cả 2 hàm để có thể đạt hiệu quả tốt nhất cũng như có lợi hơn về phần chi phí.

Niềng răng 2 hàm giúp mang lại hiệu quả như thế nào?

Niềng răng cả 2 hàm sẽ giúp căn chỉnh khớp cắn đều đẹp hơn với các kết quả trong quá trình và sau khi niềng răng như sau:

  • Mang lại hiệu quả niềng răng cao hơn.
  • Thời gian điều trị được rút ngắn đáng kể chỉ còn 6-9 cho trường hợp trung bình và 8-15 tháng cho các trường hợp phức tạp. 
  • Tạo sự cân đối giữa 2 hàm trên và hàm dưới, giúp hài hòa khớp cắn.
  • Giúp quá trình ăn nhai, vệ sinh răng miệng và phát âm trở nên dễ dàng hơn.
  • Răng đều và đẹp hơn ở cả 2 hàm, giúp bạn sở hữu một nụ cười tự tin và tỏa sáng.

Nên chọn niềng răng 2 hàm để tạo sự cân đối giữa hàm trên và hàm dưới

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng 2 hàm được các nha khoa áp dụng như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, mắc cài mặt trong hay niềng răng trong suốt. Tùy vào tình trạng răng miệng, điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu cá nhân mà bạn lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp nhất với mình.

Zenyum - giải pháp niềng trong suốt gọn nhẹ, tiết kiệm

Như đã đề cập trên bài viết, niềng răng 1 hàm không mang lại hiệu quả cao như niềng răng 2 hàm dù rằng phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí niềng răng. Do đó, để đạt được hiệu quả niềng răng tốt nhất là bạn vẫn nên lựa chọn phương pháp niềng cho cả 2 hàm để tạo độ điều chỉnh răng đồng đều nhất. 

Nếu bạn vẫn chưa biết nên lựa chọn phương pháp niềng răng 2 hàm có giá niềng răng hợp lý cùng chất lượng đảm bảo có thể tham khảo niềng răng trong suốt Zenyum. 

Được biết đến là giải pháp niềng răng uy tín đến từ Singapore. Zenyum là một trong các đơn vị niềng răng trong suốt được rất nhiều yêu thích hiện nay nhờ chất lượng sản phẩm tối ưu đi kèm với mức giá cực kì cạnh tranh. Rất nhiều trường hợp đã niềng với Zenyum cho thấy kết quả vô cùng khả quan.

Zenyum rút ngắn thời gian điều trị

Với niềng trong suốt Zenyum, bạn sẽ được trải nghiệm liệu trình rút ngắn chỉ còn 8 – 15 tháng

Giá niềng răng trong suốt Zenyum chỉ từ 45.000.000 VNĐ và bạn có thể lựa chọn hình thức niềng răng trả góp, tương đương với mức phí niềng 1 hàm khác. Khi lựa chọn Zenyum, bạn sẽ sở hữu liệu trình niềng răng hiệu quả tối ưu với mức chi phí tiết kiệm đến 60% nhờ sự tối ưu hóa quy trình vận hành của Zenyum. 

Dưới đây là một số các ưu điểm độc quyền của niềng răng trong suốt Zenyum:

  • Chất liệu khay niềng an toàn & sản xuất tinh xảo, đạt hiệu quả cao, đạt chuẩn y tế – không chứa BPA / Latex (là các tác nhân gây ung thư) chất liệu mỏng nhẹ, ôm sát vào răng, không gây hôi miệng.

  • Có phác đồ điều trị chuyên biệt giúp biết trước thời gian liệu trình & kết quả sau khi niềng qua mô phỏng 3D sự dịch chuyển răng (điểm nổi bật so với niềng trong suốt local).

  • Đội ngũ tư vấn, giám sát là các nha sĩ đối tác Việt Nam giàu kinh nghiệm.

  • Cam kết chất lượng đầu ra: Nếu đến cuối liệu trình, răng của khách vẫn chưa dịch chuyển đúng phác đồ điều trị thì sẽ được Zenyum hỗ trợ in thêm khay tinh chỉnh hoàn toàn miễn phí cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.

  • Theo dõi lộ trình trực tuyến qua ứng dụng độc quyền.

Trên đây là những thông tin liên quan đến hình thức niềng răng 1 hàm. Zenyum hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ mau chóng tìm được phương pháp niềng răng phù hợp với bản thân, để mau chóng sở hữu được nụ cười tự tin và thu hút mọi ánh nhìn.

Để biết thêm thông tin và tham gia liệu trình với Zenyum, đánh giá răng miễn phí ngay tại đây.

Tìm hiểu thêm về Zenyum?

Chỉ mất 5 phút để gửi ảnh nhận ĐÁNH GIÁ RĂNG ONLINE, bạn sẽ biết mức độ phù hợp của mình với niềng răng trong suốt Zenyum. 

Trọn liệu trình chỉ từ 45.000.000đ!

* Bài viết này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại bài viết này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

Table of Contents

Bài đăng liên quan...

Niềng răng (nẹp răng) là giải pháp khắc phục các khuyết điểm về răng như hô, thưa, móm, răng mọc không đều, sai lệch khớp cắn,… hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các thắc mắc về thời gian niềng răng mất bao lâu, giá bao nhiêu, các phương pháp niềng răng nào đang được lựa chọn phổ biến,… Cùng tìm câu trả lời cho các vấn đề trên qua bài viết sau nhé!
Bạn đã biết quá trình niềng răng có mấy giai đoạn chưa? Quy trình niềng răng trong suốt diễn ra thế nào? Hãy cùng Zenyum tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nong hàm là biện pháp tiền chỉnh nha phổ biến hiện nay. Bên cạnh những thắc mắc về quy trình và chi phí, nhiều người cũng thắc mắc nong hàm là gì, nong hàm có đau không, có bất tiện trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày không. Vậy thực hư như thế nào, cùng Zenyum tìm hiểu chi tiết dưới đây.
Răng hô là vấn đề nha khoa phổ biến ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Việc xác định sớm và điều trị răng hô rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe răng miệng tối ưu cho bạn. Vậy cách nhận biết răng hô như thế nào, cùng Zenyum tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu theo sản phẩm

Đăng

ký theo dõi

Nhận các cập nhật hàng tuân về ưu đãi và chia sẻ về chăm sóc răng miệng!

Search

Lưu ý

Thiết bị và phần mềm này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại thiết bị và phần mềm này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

Tìm kiếm

Subscribe

to our newsletter

Receive weekly product promos, information and oral care tips!