Chế độ ăn và cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng | Zenyum VN

2 Tháng hai 2022

Nội dung chính

Vì sao cần vệ sinh và chăm sóc răng miệng khi niềng răng?

Một phần quan trọng của quá trình chỉnh nha là chăm sóc răng miệng đúng cách. Quá trình niềng răng làm tăng khả năng tích tụ mảng bám vì các mắc cài và dây cung hút các mảnh vụn thức ăn và tạo ra một giá đỡ xung quanh bên ngoài của răng khiến chúng khó làm sạch hơn. Mảng bám răng có thể làm ố răng và mài mòn men răng. Vì vậy, bạn cần tham khảo các cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng đúng cách để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ.

Chăm sóc răng miệng khi niềng răng để giữ cho răng luôn sạch và không bị ố vàng

Các cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng khi niềng răng

Dưới đây là các cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng mang lại hiệu quả cao mà bạn có thể tham khảo để áp dụng trong quá trình chăm sóc răng miệng mỗi ngày:

Chăm sóc răng miệng bằng cách chọn bàn chải đánh răng phù hợp

Điều đầu tiên mà người niềng răng nên lưu ý là việc lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp. Bàn chải đánh răng bạn đang sử dụng trước khi niềng răng có thể sẽ không còn phù hợp nữa. Vì rất khó đem lại hiệu quả làm sạch cao đối với các loại niềng răng mắc cài. Do đó, bạn có thể sử dụng các loại bàn chải chuyên dùng cho răng niềng như bàn chải rãnh hoặc bàn chải điện để giúp hiệu quả vệ sinh răng miệng đạt tối đa.

Chăm sóc răng miệng bằng cách chải răng và chải mắc cài đúng cách

Để có thể loại bỏ các mảng bám trên răng và mắc cài sau khi ăn một cách hiệu quả, bạn cần lưu ý cách chải răng và chải mắc cài đúng cách. Đầu tiên, bạn nên bắt đầu chải từ phía trên nướu nhẹ nhàng với độ nghiêng vừa phải, rồi từ từ vuốt dọc theo bề mặt của răng. Sau đó, đánh theo chiều lên xuống hoặc vòng tròn toàn bộ bề mặt của răng, từ mặt trong, mặt ngoài, mặt trên, mặt dưới và đặc biệt là giữa mỗi mắc cài.

Chải răng ở tất cả các mặt để làm sạch hoàn toàn khoang miệng một cách tốt nhất

Chăm sóc răng miệng bằng cách sử dụng bàn chải kẽ

Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng mà bạn cần quan tâm tiếp theo đó chính là sử dụng bàn chải kẽ. Đây là loại bàn chải đánh răng chuyên dụng, được thiết kế chuyên biệt để làm sạch phần kẽ răng. 

Bàn chải kẽ với cấu tạo nhỏ nhắn, dễ dàng luồn lách qua các vị trí khe niềng răng để loại bỏ các mảng bám còn đọng lại. Để đạt hiệu quả vệ sinh răng miệng cao nhất, bạn nên sử dụng bàn chải kẽ khi đã đã trải qua quá trình chải răng và chải mắc cài trước đó.

Sử dụng bàn chải kẽ là cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng hiệu quả

 Chăm sóc răng miệng bằng cách dùng chỉ nha khoa

Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng bằng chỉ nha khoa cũng giúp mang lại hiệu quả làm sạch cao. Những sợi chỉ nha khoa thanh mảnh sẽ giúp bạn dễ dàng vệ sinh những vùng kẽ răng, kẽ mắc cài. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng chỉ nha khoa, bạn cần dùng một lực kéo vừa đủ, tránh lực quá mạnh vì chúng có thể bị đứt, gây ảnh hưởng đến răng và mắc cài.

Chăm sóc răng miệng bằng cách dùng chỉ nha khoa

Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trên mắc cài và dây cung

Chăm sóc răng miệng bằng cách sử dụng nước súc miệng

Sử dụng nước súc miệng cũng là một trong những cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng.  Nước súc miệng diệt khuẩn có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn, ngăn ngừa hôi miệng và các bệnh lý về răng. Vì vậy, bạn nên sử dụng chúng để bảo vệ răng miệng của mình.

Theo khuyến cáo nha khoa, bạn nên sử dụng loại nước súc miệng có chứa fluoride để bảo vệ, giảm ê buốt răng và làm răng cứng chắc trong quá trình niềng răng.

Chăm sóc răng miệng bằng cách sử dụng nước súc miệng

Lựa chọn nước súc miệng phù hợp để chăm sóc răng miệng khi niềng răng

Vệ sinh và thay bàn chải đánh răng thường xuyên

Trước khi bắt đầu đánh răng và sau khi đánh răng xong, hãy đảm bảo rằng bạn đã rửa sạch bàn chải đánh răng của mình. Điều này ngăn không cho bất kỳ mẫu thức ăn nào bị mắc kẹt trong lông bàn chải. Nơi mà có thể sinh ra vi khuẩn gây khó khăn cho việc giữ vệ sinh và chăm sóc răng miệng của bạn. Bạn cũng nên thay bàn chải đánh răng mới khoảng 1-2 tháng một lần, đặc biệt là khi bạn đang đeo niềng răng, vì kim loại thường sẽ làm mòn bàn chải đánh răng nhanh hơn nhiều.

Rửa sạch bàn chải đánh răng của bạn và thay nó thường xuyên

Rửa sạch bàn chải đánh răng của bạn và thay nó thường xuyên là cách giữ cho răng miệng không bị nhiễm khuẩn

Chăm sóc răng miệng bằng cách đặt lịch khám cùng nha sĩ thường xuyên

Trong thời gian đeo niềng răng, bạn sẽ cần phải thường xuyên đến gặp bác sĩ chỉnh nha để chỉnh niềng răng của mình. Việc tham vấn ý kiến nha sĩ, đặt lịch thăm khám thường xuyên khi niềng răng cũng rất quan trọng. Kiểm tra định kỳ là cần thiết để phát hiện sâu răng và dấu hiệu của các bệnh về nướu. Nha sĩ có thể thực hiện các phương pháp điều trị bằng flo thường xuyên để bảo vệ thêm cho bề mặt răng khỏi sâu răng trong khi bạn đeo niềng răng.

Kỹ thuật chăm sóc răng miệng tại nhà của bạn sẽ được theo dõi bởi chuyên gia nha khoa và những thay đổi sẽ được khuyến nghị khi cần thiết. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, hãy chắc chắn làm theo hướng dẫn của nha sĩ.

Lưu ý về chế độ ăn uống khi đeo niềng răng

Một trong những cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng tiếp theo là tuân theo chế độ ăn uống mà bác sĩ đưa ra. Thói quen ăn uống khi niềng răng đúng giúp ngăn ngừa rủi ro bung tuột mắc cài, giảm đau nhức, rút ngắn thời gian niềng răng. Một số nguyên tắc khi chọn thức ăn trong quá trình niềng răng như sau:

  • Không nên chọn những đồ ăn cứng, dai, dễ dính như: khoai tây chiên, bánh mì vỏ cứng, kẹo cứng, các loại hạt khô… Những loại thức ăn này có thể gây bong và chui vào các gờ của mắc cài, từ đó chúng sẽ cung cấp đường cho vi khuẩn và gây sâu răng.
 
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột, đường, thức ăn nhanh,.. vì chúng dễ gây sâu răng và các bệnh về nướu. 
 
  • Hạn chế hút thuốc lá, sử dụng trà, café, soda, nước có ga… Vì đây là các thực phẩm chứa nhiều đường và các chất tạo màu có thể gây tác động xấu đến răng của bạn.
 
  • Sau khi ăn uống phải vệ sinh răng miệng và khí cụ niềng răng sạch sẽ.
 
  • Tuyệt đối không dùng răng cửa đang được siết và chỉnh nha để cắn mở đồ vật, vì có thể gây hư hỏng khí cụ niềng răng hoặc khiến răng bị tổn thương.
 

>> Xem thêm: Mới niềng răng nên ăn gì

Zenyum - Giải pháp niềng răng trong suốt tiện lợi, chăm sóc dễ dàng

Bên cạnh tham khảo các cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng được nêu trên, bạn cũng có thể lựa chọn các giải pháp niềng răng tháo lắp linh hoạt để thuận tiện trong quá trình chăm sóc răng miệng khi niềng răng. 

Một trong những giải pháp niềng răng trong suốt uy tín mà bạn có thể tham khảo là Zenyum. Zenyum là giải pháp niềng răng uy tín đến từ Singapore, đang được nhiều người yêu thích lựa chọn nhờ tập trung vào nhiều yếu tố công nghệ, mang đến cho bạn những trải nghiệm niềng răng tiết kiệm thời gian, hạn chế rủi ro mà vẫn đạt hiệu quả cao sau khi niềng răng.

Zenyum mang tới liệu trình niềng răng trong suốt tối ưu từ Singapore với chi phí tiết kiệm

Bên cạnh đó, chất liệu khay niềng Zenyum được sản xuất tinh xảo, đạt hiệu quả cao, đạt chuẩn y tế, không chứa BPA/Latex (là các tác nhân gây ung thư). 

Ngoài ra, Zenyum còn có phác đồ điều trị chuyên biệt, giúp biết trước thời quan điều trị và kết quả sau khi niềng qua mô phỏng 3D sự dịch chuyển răng. 

隱形牙箍

Chỉ từ 45.000.000 VNĐ, bạn đã có thể sở hữu liệu trình niềng răng hàng đầu Singapore với hiệu quả tối ưu. Chi phí niềng răng này có thể giúp bạn tiết kiệm đến 60%. Ngoài ra, Zenyum còn có các chính sách niềng răng trả góp 0% lãi suất chỉ 3 triệu/tháng, tạo sự thuận lợi cho bất kỳ ai đang có nhu cầu niềng răng nhưng vẫn còn lăn tăn về chi phí. 

Zenyum mang tới liệu trình niềng răng trong suốt hiện đại từ Singapore với chi phí chỉ từ 45.000.000 VNĐ

Hy vọng rằng 3 tips trên sẽ giúp bạn có nụ cười như ý và khỏe mạnh. 

Để biết thêm thông tin và tham gia liệu trình với Zenyum, đánh giá răng miễn phí ngay tại đây.

Tìm hiểu thêm về Zenyum?

Chỉ mất 5 phút để gửi ảnh nhận ĐÁNH GIÁ RĂNG ONLINE, bạn sẽ biết mức độ phù hợp của mình với niềng răng trong suốt Zenyum. 

Trọn liệu trình chỉ từ 45.000.000đ!

* Bài viết này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại bài viết này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

Table of Contents

Bài đăng liên quan...

Niềng răng (nẹp răng) là giải pháp khắc phục các khuyết điểm về răng như hô, thưa, móm, răng mọc không đều, sai lệch khớp cắn,… hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các thắc mắc về thời gian niềng răng mất bao lâu, giá bao nhiêu, các phương pháp niềng răng nào đang được lựa chọn phổ biến,… Cùng tìm câu trả lời cho các vấn đề trên qua bài viết sau nhé!
Bạn đã biết quá trình niềng răng có mấy giai đoạn chưa? Quy trình niềng răng trong suốt diễn ra thế nào? Hãy cùng Zenyum tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Lấy dấu răng là giai đoạn không thể thiếu trong khi thực hiện các phương pháp chỉnh nha như niềng răng, cấy ghép implant, bọc răng sứ,… Vậy lấy dấu răng để làm gì? Tại sao phải lấy dấu răng? Cùng Zenyum tìm hiểu trong bài viết dưới đây
Biết về số lượng và cấu tạo răng là nền tảng cho việc chăm sóc răng miệng hiệu quả. Đồng thời giúp nha sĩ đưa ra phương pháp chỉnh nha phù hợp khi niềng răng cho bệnh nhân. Vậy người trưởng thành có bao nhiêu cái răng và sơ đồ răng như thế nào?
Sự cân đối, hài hòa trên khuôn mặt rất quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp ngoại hình, ảnh hưởng đến sự tự tin và chất lượng cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng mặt lệch, khiến khuôn mặt không cân đối, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý. Vậy mặt bị lệch hàm phải làm sao, cách khắc phục mặt lệch sao cho hiệu quả. Cùng Zenyum tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu theo sản phẩm

Đăng

ký theo dõi

Nhận các cập nhật hàng tuân về ưu đãi và chia sẻ về chăm sóc răng miệng!

Search

Lưu ý

Thiết bị và phần mềm này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại thiết bị và phần mềm này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

Tìm kiếm

Subscribe

to our newsletter

Receive weekly product promos, information and oral care tips!