Yếu tố nào quyết định có nên niềng răng không? Trường hợp nào nên niềng?

8 Tháng Mười 2021

cách vệ sinh khay niềng

Niềng răng là gì?

Trước khi giải đáp thắc mắc có nên niềng răng không, bạn cần nắm rõ khái niệm về niềng răng. Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ, được các nha sĩ sử dụng trong điều trị chỉnh sửa răng mọc lệch lạc (răng khấp khểnh), răng hô, răng thưa hoặc “khớp cắn” xấu về đúng vị trí.

Việc niềng răng còn có tác dụng giúp điều chỉnh khớp cắn, tăng lực nhai. Khi răng đều đặn sẽ hạn chế tình trạng thức ăn dính vào kẽ răng. Nên sẽ phòng được các bệnh lý về răng miệng hiệu quả hơn.

Có nên niềng răng không?

Ưu điểm của niềng răng

Có nên niềng răng không, niềng răng có tốt không là nỗi lo của nhiều người trước khi thực hiện. Tuy nhiên, hãy cùng xem niềng răng có tác dụng gì ngay bên dưới đây để có thêm động lực niềng răng cho mình bạn nhé:

  • Tăng tính thẩm mỹ gương mặt:

Phương pháp niềng răng giúp cải thiện các tình trạng răng khểnh, răng hô, răng móm,…Ngoài ra, còn giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí, không tạo kẽ hở giữa các răng với nhau.

  • Khắc phục tình trạng răng bị sai khớp cắn:

Niềng răng có thể giúp khắc phục tình trạng răng bị sai khớp cắn rất hiệu quả. Qua đó, giúp việc nghiền nát thức ăn trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Bạn sẽ không cần phải lo ngại trước các loại thực phẩm dai hay cứng như trước.

  • Bảo vệ răng miệng khỏi sự tác động của vi khuẩn gây ra các bệnh lý về răng miệng:

Một lợi ích rất quan trọng mà niềng răng mang lại là giúp bảo vệ răng miệng khỏi sự tác động của vi khuẩn. Bởi lẽ nếu răng mọc xô lệch hay bị sai khớp cắn thì việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng khi niềng răng sẽ rất khó khăn. Điều đó tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây hôi miệng, sâu răng, viêm nướu. Vì vậy mà niềng răng mang đến nhiều lợi ích cho răng miệng, đặc biệt là mang đến nụ cười rạng rỡ, tươi sáng hơn.

Niềng răng có thể bảo vệ răng miệng khỏi sự tác động của vi khuẩn gây ra các bệnh lý về răng miệng

Nhược điểm của niềng răng

  • Niềng răng có thể mất nhiều thời gian

Thông thường các phương pháp niềng răng truyền thống sẽ mất nhiều thời gian. Quá trình này có thể diễn ra 1, 2 thậm chí là 3 năm tùy thuộc vào khung hàm, răng của mỗi người. Vậy nên đòi hỏi người niềng phải hết sức kiên nhẫn, chịu đựng trong quy trình niềng răng.

Với niềng răng trong suốt Zenyum, thời gian được tối giản trung bình chỉ còn 3 đến 9 tháng, vì thế phương pháp này đang ngày càng có nhiều người lựa chọn.

  • Gây cảm giác khó chịu và đau đớn trong thời gian đầu

Niềng răng có đau không? Những cảm giác ban đầu khi niềng răng như thế nào luôn là ám ảnh của rất nhiều người. Thật ra cảm giác đau đớn, biếng ăn trong khi niềng răng là điều không thể tránh khỏi. Nhiều khách hàng muốn từ bỏ vì quá đau, hay không chịu được việc mắc cài gây cọ xát ở răng, nướu, miệng.  

Các loại niềng răng phổ biến hiện nay

Có một số loại mắc cài nha khoa khác nhau có thể được khuyên dùng để cải thiện sự sắp xếp của răng bao gồm mắc cài kim loại truyền thống, mắc cài sứ (mắc cài trong suốt), mắc cài mặt trong và niềng răng trong suốt. Mỗi loại có liên quan đến một số ưu điểm và nhược điểm riêng phải được cân nhắc để quyết định lựa chọn điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân.

Niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt là loại niềng răng thẩm mỹ được yêu thích nhờ bộ các khay niềng từ nhựa y tế gần như vô hình trên răng.

Phương pháp này có thể rút ngắn thời niềng và giảm bớt các cảm giác đau đớn so với niềng truyền thống. 

Niềng răng trong suốt là phương pháp niềng răng được nhiều người yêu thích bởi tính thẩm mỹ cao

Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống

Niềng răng mắc cài: bao gồm các giá đỡ và dây cung, thường được làm bằng kim loại, được gắn vào răng và cho phép thay đổi vị trí của chúng theo yêu cầu.

Dây cung kích hoạt nhiệt là một bổ sung tương đối mới cho niềng răng truyền thống. Chúng tận dụng nhiệt cơ thể trong miệng để cho phép răng di chuyển nhanh hơn và ít khó chịu hơn so với trước đây.

có nên niềng răng mắc cài kim loại không

Niềng răng mắc cài thường là lựa chọn ít tốn kém nhưng tính thẩm mỹ không cao. 

Niềng răng mắc cài tự buộc

Niềng răng mắc cài tự buộc có bề ngoài rất giống với mắc cài kim loại truyền thống, nhưng sử dụng kẹp chứ không phải dây thun để giữ cố định dây mắc cài. Do đó, ít ma sát trên mắc cài hơn và cá nhân thường dễ dàng giữ cho mắc cài và răng sạch sẽ hơn.

Niềng răng mắc cài tự buộc

Niềng răng mắc cài tự buộc khá giống với mắc cài kim loại truyền thống

Loại mắc cài này có hiệu quả tương tự như mắc cài kim loại truyền thống và có thể tăng khả năng kiểm soát thiết bị, dẫn đến việc điều chỉnh răng chính xác hơn. Tuy nhiên, chúng thường đắt hơn và tính thẩm mỹ không cao. 

>>> Tìm hiểu thêm: Niềng răng mắc cài sứ tự buộc

Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ: rất giống với mắc cài kim loại truyền thống về kích thước và hình dáng, nhưng được cấu tạo từ chất liệu sứ tiệp vào màu sắc tự nhiên của răng nên người niềng răng ít bị chú ý hơn.

Niềng răng sứ

Niềng răng mắc cài sứ rất giống với mắc cài kim loại truyền thống về kích thước và hình dáng

Tuy nhiên, chúng thường đắt hơn mắc cài truyền thống và có thể bị ố vàng nếu không được chăm sóc đúng cách.

Niềng răng mắc cài mặt trong

Niềng răng mắc cài mặt trong: tương tự như mắc cài truyền thống ở chỗ được làm bằng kim loại nhưng được gắn vào mặt trong của răng nên từ bên ngoài không thể dễ dàng nhìn thấy được.

Niềng răng mắc cài mặt trong có ưu điểm rõ ràng là không bị người khác nhìn thấy vì được giấu sau răng. Tuy nhiên, chúng kém hiệu quả hơn so với niềng răng truyền thống và thường mất nhiều thời gian hơn để đạt được sự sắp xếp răng mong muốn. chúng cũng có thể gây khó chịu cho bệnh nhân khi tiếp xúc trực tiếp với lưỡi. Cuối cùng, chúng có xu hướng khó làm sạch hơn.

Niềng răng mắc cài mặt trong

Sẽ khó nhận ra bạn đang niềng răng nhờ mắc cài được gắn vào bên trong

Trường hợp nào nên niềng răng?

Bạn đang phân vân tình trạng răng miệng của mình thì có nên niềng răng không? Dưới đây, Zenyum đã tổng hợp các trường hợp nên niềng răng:

  • Răng hô: các răng cửa hàm trên nằm quá xa về phía trước so với răng hàm dưới.
  • Răng móm: các răng cửa hàm dưới quá xa về phía trước so với răng hàm trên
Trường hợp nào nên niềng răng?

Khi bạn cảm thấy răng xấu, không đều, ăn nhai khó, răng 2 hàm không khớp, răng có kẽ thưa… thì bạn nên niềng răng

  • Răng thưa: Răng thưa là tình trạng các răng mọc xa nhau, không khít sát trên khung hàm khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Đây là tình trạng răng không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến hàm nhai.
  • Răng khấp khểnh: Tình trạng răng khấp khểnh, chen chúc thường xuất phát do cấu trúc xương hàm, cách chăm sóc và can thiệp chỉnh nha không đúng thời điểm.
  • Răng cắn chéo: răng trên không khớp với răng dưới như bình thường khi cắn lại.
  • Răng cắn hở: khi hàm trên và hàm dưới cắn lại sẽ xuất hiện khoảng hở giữa các bề mặt cắn của răng cửa.
  • Khe hở răng cửa giữa: các răng cửa giữa của hàm trên không thẳng hàng với các răng cửa giữa của hàm dưới hình thành khoảng hở.
  • Răng sai khớp cắn: Các tình trạng răng sai khớp cắn thường gặp như khớp cắn gối đầu, khớp cắn sâu, lệch khớp cắn, khớp cắn ngược, cắn hở, răng mọc chen chúc,…

Yếu tố quyết định có nên niềng răng không là gì?

  • Sức khoẻ

Sức khỏe chính là yếu tố quan trọng để quyết định việc có nên niềng răng không và niềng răng có đau không. Bởi lẽ, không thể niềng răng khi đang ở trong tình trạng đang mắc bệnh, mất sức và không có khả năng chịu đau. Vậy nên, trước khi niềng răng, hãy chuẩn bị sức khỏe và tinh thần thật tốt.

  • Tình trạng răng miệng

Có nên niềng răng không còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, khung hàm của mỗi người. Nếu bạn đang bị hô năng, móm hay răng mọc lệch thì niềng răng chính là giải pháp tối ưu. Tùy theo tình trạng răng miệng nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ quyết định cho bạn niềng răng 1 hàm (niềng răng hàm dưới hoặc hàm trên) hoặc niềng răng 2 hàm.

Sau khi niềng răng, bạn sẽ lấy lại sự tự tin, không còn mặc cảm với việc răng hô hay mọc lệch quá nhiều.

Có nên niềng răng không còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, khung hàm của mỗi người

Có nên niềng răng không còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, khung hàm của mỗi người

  • Đơn vị niềng răng 

Việc lựa chọn địa chỉ niềng răng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình niềng răng của bạn. Bạn nên ưu tiên các cơ sở thẩm mỹ răng có giấy phép hoạt động, đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm, có giấy phép làm việc. Khi đó, mới giúp việc niềng răng đạt tỷ lệ thành công cao, giảm thiểu việc niềng răng thất bại do tay nghề yếu kém.

  • Thời gian và công sức

Trước và sau khi niềng, bạn cần phải trải qua nhiều cuộc tiểu phẫu về răng, thậm chí là khung hàm (trường hợp hô quá nặng). Vậy nên bạn có thể sẽ mất rất nhiều thời gian đi lại để hoàn thành việc nhổ răng, điều trị các bệnh về răng miệng.

  • Chi phí niềng răng

Chi phí niềng răng là một trong những trở ngại khiến cho khách hành không biết có nên niềng hay không. Thấu hiểu được tâm lý này, nhiều đơn vị niềng răng thẩm mỹ như Zenyum đều công bố bảng giá niềng răng để bạn tham khảo. 

Bạn có thể lựa chọn Zenyum, liệu trình niềng răng trong suốt từ Singapore với giá rất phải chăng, chỉ với 45.000.000 VNĐ cho một liệu trình ZenyumClearTMtừ 66.000.000 VNĐ với ZenyumClearPlusTM . Đây là mức giá niêm yết, cực kỳ phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau. Khách hàng có thể lựa chọn niềng răng trả góp từ 3 đến 12 tháng hoặc thanh toán 1 lần. 

Niềng răng trong suốt Zenyum với giá hợp lý chỉ từ 45 triệu đồng

Zenyum đang là thương hiệu niềng răng được ưa thích nhờ chất lượng tốt với giá phải chăng chỉ từ 45 triệu đồng

Độ tuổi phù hợp niềng răng

Không chỉ trẻ em mới có thể niềng răng, mà người lớn cũng có thể niềng răng để đem lại hàm răng đẹp, trả lại sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày.

Thực tế, người lớn vẫn có thể niềng răng và vẫn đạt được hiệu quả cao, độ thẩm mỹ cao. Dù 30 tới 40 tuổi, thậm chí người già vẫn còn có thể niềng răng chỉnh nha được. Do đó, những ai độ tuổi trưởng thành có ý định niềng răng không phải lo lắng quá nhiều tới việc người lớn có nên niềng răng không.

Tuy nhiên, nếu bạn thắc mắc về việc niềng răng trong bao lâu thì quá trình niềng răng ở người lớn vẫn có những nhược điểm hơn so với niềng răng ở trẻ em do ở người trưởng thành xương hàm và răng cứng hơn nên thời gian chỉnh nha cũng lâu hơn. Nhưng răng của người lớn sau khi niềng thường sẽ giữ được cấu trúc chuẩn khá lâu do răng không phát triển mạnh như ở trẻ con.

Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt không?

Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt không? Câu trả lời là CÓ. Niềng răng giúp điều chỉnh răng lệch lạc về đúng vị trí và thay đổi theo hướng tích cực như khuôn mặt trở nên đẹp hơn, cân đối và thon gọn hơn. 

  • Sau khi niềng răng hô, khuôn mặt sẽ trở nên thon gọn và đẹp hơn. Bởi miệng khép lại một cách tự nhiên, mũi cao và cằn dài hơn. 
  • Đối với niềng răng móm: khi niềng bác sĩ sẽ kéo hàm trên ra ngoài và hàm dưới thụt vào trong để cân đối khớp cắn. Chính vì thế,  khuôn mặt bạn thay đổi trở nên thon gọn, đẹp hơn. 
  • Sau khi niềng răng khểnh thì răng sẽ đồng đều và thẳng tắp, đồng thời cũng làm cho gương mặt trở nên hài hòa và xinh đẹp. 

Zenyum - Thương hiệu niềng răng uy tín từ Singapore

Lựa chọn nơi niềng răng trong suốt sao cho uy tín và đảm bảo chất lượng và vấn đề cần ưu tiên. Bởi lẽ điều này ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công sau khi niềng rất nhiều. Bạn có thể tham khảo giải pháp niềng răng trong suốt Zenyum, thương hiệu niềng răng được yêu thích khắp Châu Á.  niềng răng trong suốt zenyum

Với công nghệ niềng răng trong suốt hiện đại, Zenyum có thể giúp bạn cười tự tin chỉ từ 6 tháng. Đối với hành trình niềng răng trong suốt Zenyum, nha sĩ áp dụng kỹ thuật mài kẽ răng (IPR) để niềng răng không nhổ răng. Kỹ thuật này giúp tạo khoảng hở vừa đủ cho răng di chuyển theo đúng liệu trình; mà không gây cảm giác đau.

Niềng răng trong suốt Zenyum

Zenyum có thể giúp cải thiện nụ cười trong thời gian chỉ từ 3-9 tháng

Với những gì mà bài viết chia sẻ về chủ đề “có nên niềng răng không” Zenyum mong rằng có thể phần nào giúp bạn quên đi nỗi sợ niềng răng. 

Để biết thêm thông tin và tham gia liệu trình với Zenyum, đánh giá răng miễn phí ngay tại đây.

Tìm hiểu thêm về Zenyum?

Chỉ mất 5 phút để gửi ảnh nhận ĐÁNH GIÁ RĂNG ONLINE, bạn sẽ biết mức độ phù hợp của mình với niềng răng trong suốt Zenyum. 

Trọn liệu trình chỉ từ 45.000.000đ!

* Bài viết này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại bài viết này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

Table of Contents

Bài đăng liên quan...

Niềng răng (nẹp răng) là giải pháp khắc phục các khuyết điểm về răng như hô, thưa, móm, răng mọc không đều, sai lệch khớp cắn,… hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các thắc mắc về thời gian niềng răng mất bao lâu, giá bao nhiêu, các phương pháp niềng răng nào đang được lựa chọn phổ biến,… Cùng tìm câu trả lời cho các vấn đề trên qua bài viết sau nhé!
Bạn đã biết quá trình niềng răng có mấy giai đoạn chưa? Quy trình niềng răng trong suốt diễn ra thế nào? Hãy cùng Zenyum tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Lấy dấu răng là giai đoạn không thể thiếu trong khi thực hiện các phương pháp chỉnh nha như niềng răng, cấy ghép implant, bọc răng sứ,… Vậy lấy dấu răng để làm gì? Tại sao phải lấy dấu răng? Cùng Zenyum tìm hiểu trong bài viết dưới đây
Biết về số lượng và cấu tạo răng là nền tảng cho việc chăm sóc răng miệng hiệu quả. Đồng thời giúp nha sĩ đưa ra phương pháp chỉnh nha phù hợp khi niềng răng cho bệnh nhân. Vậy người trưởng thành có bao nhiêu cái răng và sơ đồ răng như thế nào?
Sự cân đối, hài hòa trên khuôn mặt rất quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp ngoại hình, ảnh hưởng đến sự tự tin và chất lượng cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng mặt lệch, khiến khuôn mặt không cân đối, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý. Vậy mặt bị lệch hàm phải làm sao, cách khắc phục mặt lệch sao cho hiệu quả. Cùng Zenyum tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu theo sản phẩm

Đăng

ký theo dõi

Nhận các cập nhật hàng tuân về ưu đãi và chia sẻ về chăm sóc răng miệng!

Search

Lưu ý

Thiết bị và phần mềm này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại thiết bị và phần mềm này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

Tìm kiếm

Subscribe

to our newsletter

Receive weekly product promos, information and oral care tips!