Cách xây dựng thói quen tốt dành riêng cho bạn

3 Tháng 12 2020

cách xây dựng thói quen tích cực cho bạn

Thực hiện thói quen tích cực mỗi ngày chính là xây dựng nền tảng cho sức khỏe trở nên tốt hơn một cách toàn diện. Cụ thể hơn là về răng miệng, sức khỏe tinh thần; kể cả thành công và hiệu quả làm việc của bạn.

Nếu bạn đang nghĩ rằng mình sẽ gặp nhiều khó khăn trên hành trình thay đổi thói quen, thì hãy đọc tiếp bí kíp từ Zenyum nhé!

Khái niệm về thói quen

Thói quen là những hoạt động được lặp lại theo khoảng thời gian lâu dài; và thường khó có thể thay đổi.

Các thói quen đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của bạn; vì giúp bạn những hoạt động thường ngày mà không cần đầu tư quá nhiều thời gian để suy nghĩ; chẳng như công việc, hay thực hiện sở thích hằng ngày.

Thói quen tốt có thể giúp biến chuyển những việc khó khăn như thức dậy vào sáng thứ Hai, trở nên đơn giản hơn bạn tưởng.

Bí quyết xây dựng thói quen tốt

Bạn có thể dựa trên khái niệm về Vòng Lặp Thói Quen, một khuôn mẫu về mặt sinh học, được phát hiện lần đầu bởi Viện Công nghệ Massachusetts. Về sau, khuôn mẫu này được phát triển bởi nhà báo Charles Duhigg. Vòng Lặp Thói Quen bao gồm 3 yếu tố: mục tiêu, thói quen, và phần thưởng.

Mục tiêu có thể được dùng làm dấu hiệu cho não bộ nhận biết rằng bạn đang chuẩn bị thực hiện một hoạt động cụ thể. Thói quen là hoạt động bạn sẽ thực hiện trên thực tế; có thể là hoạt động về mặt tinh thần hoặc mặt thể chất. Và sau cùng, phần thưởng chính là điều bạn chọn để dành cho bản thân sau khi thực hiện hoạt động đó.

Về mặt tổng quan, bạn có thể hiểu rằng mình tự cho bản thân một phần quà vì đã hoàn tất hoạt động cụ thể.

Làm thế nào để xây dựng thói quen tốt?

Theo nghiên cứu của Duhigg, Vòng Lặp Thói Quen có thể giúp chúng ta phân biệt giữa thói quen tốt và thói quen xấu. Từ đó chọn lọc những thói quen giúp cuộc sống của bạn trở nên tích cực hơn.

Cả hai loại thói quen này đều mang đến cho não bộ cảm giác hài lòng có mức độ như nhau. Chẳng hạn, thói quen tốt là chọn chế độ ăn uống có nhiều rau quả; còn thói quen xấu là chọn thức ăn nhanh cho các bữa trong ngày.

Bạn có thể bắt đầu từ việc xác nhận thời điểm thực hiện thói quen; để biết được ảnh hưởng của thói quen đến cuộc sống hằng ngày. Ví dụ như vào buổi sáng, nếu bạn phân vân giữa việc ngủ nướng và tập thể dục, thì việc tập thể dục sẽ giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả hơn.

Tiếp theo, mục tiêu, hay nói cách khác, là động lực cho bạn thực hiện thói quen. Lấy ví dụ với việc tập thể dục, mục tiêu của bạn có thể là giảm stress hoặc cải thiện sức khỏe.

Mặc dù bạn không nhận thức được điều này, nhưng não bộ sẽ xác nhận dấu hiệu cụ thể là:

Buổi sáng chính là thời điểm cho mình tập thể dục.

Sau cùng, bạn cần xác định phần thưởng, hay còn gọi là ảnh hưởng của việc tập thể dục. Điều này giúp bạn hiểu rõ vì sao bạn chọn tập thể dục.

xây dựng thói quen tốt cho bạn cuộc sống tích cực hơn

Thay đổi các thói quen trở nên tốt hơn

Làm thế nào để bạn thay đổi các thói quen trở nên tốt hơn, và thực hiện thói quen này theo thời gian lâu dài?

Để có thể thay đổi thành công, bạn cần luyện tập đến khi đạt được hiệu quả mong muốn. Giả sử phần thưởng cho việc ngủ nướng là hết cảm giác buồn chán, hãy thử hoạt động khác cũng có hiệu quả tương tự như là đọc sách; hay trò chuyện cùng bạn bè.

Hoạt động này cho bạn cảm giác thoải mái và mang đến ảnh hưởng tích cực hơn.

Yếu tố quan trọng nhất bạn cần chính là sự kiên nhẫn và duy trì việc thực hiện thói quen mỗi ngày.

Xây dựng thói quen tốt cùng Zenyum

Thói quen chăm sóc răng miệng tốt sẽ giúp bạn có nụ cười thêm rạng ngời và tự tin.

Bạn sẽ có cơ hội luyện tập thói quen cùng niềng răng trong suốt ZenyumClear™. Đó là hoạt động mang khay niềng răng theo đúng thời gian cần thiết; và tháo khay niềng răng cho hoạt động ăn uống. Điều này giúp bạn đảm bảo thời gian mang khay niềng, từ đó hỗ trợ răng di chuyển theo đúng liệu trình.

Chưa hết, bạn còn thực hiện thói quen này nhờ có sự hỗ trợ của ứng dụng độc quyền của Zenyum!

Ứng dụng sẽ cùng bạn theo dõi thời gian mang khay niềng; nhắc nhở thời điểm thay khay; và cả tính năng liên hệ với chuyên viên Zenyum hoặc bác sĩ để theo dõi quá trình niềng răng của bạn.

Cùng với sự đồng hành của những tính năng này, thói quen chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng răng trong suốt Zenyum của bạn đã trở nên dễ dàng hơn!

Chẩn Đoán Răng Miễn Phí

Chỉ cần 5 phút gửi ảnh răng,

đội ngũ chuyên gia nha khoa tại Singapore sẽ đánh giá mức độ phù hợp của bạn với niềng răng trong suốt ZenyumClear™!

Table of Contents

Bài đăng liên quan...

Niềng răng (nẹp răng) là giải pháp khắc phục các khuyết điểm về răng như hô, thưa, móm, răng mọc không đều, sai lệch khớp cắn,… hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các thắc mắc về thời gian niềng răng mất bao lâu, giá bao nhiêu, các phương pháp niềng răng nào đang được lựa chọn phổ biến,… Cùng tìm câu trả lời cho các vấn đề trên qua bài viết sau nhé!
Bạn đã biết quá trình niềng răng có mấy giai đoạn chưa? Quy trình niềng răng trong suốt diễn ra thế nào? Hãy cùng Zenyum tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Lấy dấu răng là giai đoạn không thể thiếu trong khi thực hiện các phương pháp chỉnh nha như niềng răng, cấy ghép implant, bọc răng sứ,… Vậy lấy dấu răng để làm gì? Tại sao phải lấy dấu răng? Cùng Zenyum tìm hiểu trong bài viết dưới đây
Biết về số lượng và cấu tạo răng là nền tảng cho việc chăm sóc răng miệng hiệu quả. Đồng thời giúp nha sĩ đưa ra phương pháp chỉnh nha phù hợp khi niềng răng cho bệnh nhân. Vậy người trưởng thành có bao nhiêu cái răng và sơ đồ răng như thế nào?
Sự cân đối, hài hòa trên khuôn mặt rất quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp ngoại hình, ảnh hưởng đến sự tự tin và chất lượng cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng mặt lệch, khiến khuôn mặt không cân đối, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý. Vậy mặt bị lệch hàm phải làm sao, cách khắc phục mặt lệch sao cho hiệu quả. Cùng Zenyum tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu theo sản phẩm

Đăng

ký theo dõi

Nhận các cập nhật hàng tuân về ưu đãi và chia sẻ về chăm sóc răng miệng!

Search

Lưu ý

Thiết bị và phần mềm này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại thiết bị và phần mềm này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

Tìm kiếm

Subscribe

to our newsletter

Receive weekly product promos, information and oral care tips!