Niềng răng vẫn có thể làm trắng răng, tại sao không?

13 Tháng Mười 2022

Nội dung chính

Bạn vừa bắt đầu hành trình cải thiện nụ cười của mình với việc niềng răng. Quả là một lựa chọn lý tưởng để nắn chỉnh răng của bạn hiệu quả đấy! Tuy nhiên, sẽ có một số khó khăn mà bạn sẽ gặp phải. 

Với việc mang niềng răng, các mảnh vụn thức ăn có thể dễ dàng mắc kẹt giữa các răng của bạn. Một số loại đồ uống (như nước trái cây, cola và cà phê) cũng có thể dễ làm đổi màu răng hơn, khiến bạn gặp phải tình trạng răng ố vàng. 

Vậy liệu có thể có được hàm răng trắng hơn ngay cả khi đang niềng không?’ Chúng tôi ở đây để nói với bạn rằng điều này hoàn toàn có thể! Chúng ta sẽ khám phá các loại niềng răng khác nhau và cách bạn có thể cải thiện việc chăm sóc răng miệng của mình. 

Làm trắng răng với từng phương pháp niềng

Loại niềng răng bạn chọn sẽ quyết định cách bạn có thể làm trắng răng. Các loại niềng đều sẽ hoàn toàn khác nhau! 

Làm trắng răng khi niềng mắc cài kim loại và sứ

Đối với những người sử dụng phương pháp niềng kim loại và mắc cài sứ, tốt nhất bạn nên đợi đến khi quá trình điều trị hoàn tất để làm trắng răng.

Nếu bạn cố làm trắng răng trong khi đang niềng, có thể xảy ra việc màu sắc răng không đồng đều do do các mắc cài che phủ một số vị trí trên răng của bạn. Để có được hàm răng trắng hơn trong khi niềng, bạn có thể sử dụng kèm theo kem đánh răng làm trắng chuyên dụng và duy trì vệ sinh răng miệng tốt bằng cách làm sạch răng thường xuyên.

Làm trắng răng với niềng răng trong suốt

Nếu bạn sử dụng phương pháp niềng răng trong suốt, việc làm trắng răng sẽ đơn giản hơn rất nhiều! Bạn có thể bắt đầu với nhiều lựa chọn làm trắng răng mà không cần do dự. Hãy sẵn sàng bước vào thế giới của các sản phẩm miếng dán và khay làm trắng răng – giải pháp tuyệt vời cho việc làm trắng răng một cách tiện lợi. 

Các giải pháp làm trắng răng phù hợp cho bạn

Sẽ có rất nhiều giải pháp làm trắng ngoài kia. Tuy nhiên, nếu bạn đang niềng răng thì loại nào sẽ phù hợp nhất? Đừng bỏ qua những phương pháp được chúng tôi liệt kê ngay dưới đây: 

Loại niềng răng

Kem đánh răng làm trắng

Bàn chải đánh răng điện

Nước súc miệng

Khay làm trắng

Miếng dán 

trắng răng

Niềng răng mắc cài kim loại hoặc sứ

x

x

Niềng răng mặt trong

Miếng dán và khay làm trắng

Các miếng dán và khay làm trắng là những lựa chọn khả thi cho những người đang trong liệu trình niềng răng mắc cài, niềng răng mặt trong hoặc niềng răng trong suốt. Các miếng dán trắng  răng có cách sử dụng khá tiện lợi. Riêng đối với khay làm trắng, bạn cần thêm gel làm trắng vào khay để có thể phát huy tác dụng.

Tóm lại, bạn hoàn toàn có thể đạt được cả 2 mục đích cùng một lúc – răng thẳng hơn và trắng hơn. Tuy nhiên, nếu có ý định áp dụng cả 2 liệu pháp, bạn hãy cẩn thận vì nhiều loại dung dịch/sản phẩm làm trắng răng hiện có trên thị trường có khả năng gây ê buốt nướu hoặc răng  do thuốc tẩy trắng được sử dụng để làm trắng răng của bạn.

Ưu điểm

Nhược điểm 

Có khả năng loại bỏ vết ố vàng hiệu quả 

Không thể sử dụng nếu đang niềng với với mắc cài kim loại truyền thống

Kết quả làm trắng nhanh chóng, có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi 

Có thể gây ê buốt nướu hoặc răng do chất tẩy trắng được sử dụng trong các dung dịch tẩy trắng răng hiện có trên thị trường

 

Bàn chải đánh răng điện, kem đánh răng làm trắng và nước súc miệng

Nếu một nụ cười với hàm răng sáng bóng khoẻ mạnh luôn là mong muốn của bạn thì ĐỪNG BỎ QUA CHÚNG TÔI! Cho dù bạn đang sử dụng niềng răng truyền thống hay niềng răng trong suốt, thì việc cải thiện thói quen chăm sóc răng miệng là chìa khóa để duy trì một nụ cười trắng khỏe. Điều này luôn cần được áp dụng cho dù bạn đang đeo niềng răng hay không.

Bạn sẽ có được cảm giác sảng khoái như vừa gặp nha sĩ sau khi làm sạch răng bằng bàn chải điện; có hàm răng trắng sáng hơn và được bảo vệ men răng tốt hơn với kem đánh răng làm trắng; các liệu pháp này giúp bạn có thể duy trì được hơi thở thơm tho cho cả ngày ngày dài. Tuy nhiên, đừng cho rằng kết quả có thể đến trong một sớm một chiều. Giống như mọi thói quen chăm sóc khác, sự kiên trì là chìa khóa để có được một nụ cười rạng rỡ và khỏe mạnh.

Hãy tự tin mỉm cười với nụ cười của bạn!

Bắt đầu với hành trình có được nụ cười rạng rỡ hơn bằng cách hoàn thành bài đánh giá răng miễn phí với chúng tôi, bài đánh giá sẽ cho biết mức độ phù hợp của bạn với Niềng răng trong suốt Zenyum. 

* Lưu ý: Mọi thông tin được trình bày tại bài viết này không phải là lời khuyên trực tiếp từ các Chuyên gia y tế. Nếu cần lời khuyên và tư vấn cụ thể cho vấn đề của bạn, vui lòng liên hệ trực tiếp các Chuyên gia và Bác sĩ có chuyên môn. Tuỳ tình trạng và cấp độ mà các phương pháp Zenyum có thể giải quyết vấn đề răng với độ hiệu quả khác nhau.

Tìm hiểu thêm về Zenyum?

Chỉ mất 5 phút để gửi ảnh nhận ĐÁNH GIÁ RĂNG ONLINE, bạn sẽ biết mức độ phù hợp của mình với niềng răng trong suốt Zenyum. 

Trọn liệu trình chỉ từ 45.000.000đ!

Table of Contents

Bài đăng liên quan...

Niềng răng (nẹp răng) là giải pháp khắc phục các khuyết điểm về răng như hô, thưa, móm, răng mọc không đều, sai lệch khớp cắn,… hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các thắc mắc về thời gian niềng răng mất bao lâu, giá bao nhiêu, các phương pháp niềng răng nào đang được lựa chọn phổ biến,… Cùng tìm câu trả lời cho các vấn đề trên qua bài viết sau nhé!
Bạn đã biết quá trình niềng răng có mấy giai đoạn chưa? Quy trình niềng răng trong suốt diễn ra thế nào? Hãy cùng Zenyum tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Răng hô là vấn đề nha khoa phổ biến ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Việc xác định sớm và điều trị răng hô rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe răng miệng tối ưu cho bạn. Vậy cách nhận biết răng hô như thế nào, cùng Zenyum tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Niềng răng tháo lắp là một lựa chọn phù hợp cho những người muốn cải thiện nụ cười mà không cần đeo mắc cài kim loại truyền thống. Cùng tìm hiểu chi tiết về niềng răng tháo lắp và chi phí cho giải pháp niềng răng này

Tìm hiểu theo sản phẩm

Đăng

ký theo dõi

Nhận các cập nhật hàng tuân về ưu đãi và chia sẻ về chăm sóc răng miệng!

Search

Lưu ý

Thiết bị và phần mềm này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại thiết bị và phần mềm này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

Tìm kiếm

Subscribe

to our newsletter

Receive weekly product promos, information and oral care tips!